Cách Chữa Bệnh đau Dây Thần Kinh Tọa
Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông, thường do mang vác nặng gây lồi, thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống. Bệnh có thể được chữa trị bằng các phương pháp như châm cứu, tập xà đơn, hoặc dùng các bài thuốc nam...
Ngoài chấn thương do mang vác, đau thần kinh tọa còn có thể do nhiễm lạnh, thận khí hư tổn hoặc bị dị tật cột sống, gai đôi gây nên. Người bệnh thường bị đau đớn kéo dài, dễ tái phát, có thể dẫn đến liệt, teo cơ và mất sức lao động.
Tùy thể bệnh mà có phương thức điều trị thích hợp:
1. Châm cứu: tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 2 tuần, giữa các liệu trình có thể nghỉ 5 đến 7 ngày.
2. Đắp chườm vùng lưng và chân đau: bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng thêm ít dấm, hoặc dán cao giảm đau.
3. Tập luyện phục hồi sinh lý cột sống và chi bị bệnh:
Phương pháp 5 điểm như sau: người bệnh nằm ngửa trên giường, dùng 5 điểm tỳ xuống mặt giường là đầu, hai khuỷu tay và hai gót chân, ưỡn cong lưng lên khỏi mặt giường. Mỗi ngày tập 1-2 lần, nâng, mỗi lần nâng hạ khoảng 50 đến 100 cái trong khoảng 15-30 phút.
Phương pháp 3 điểm: Khi tập bài 5 điểm đã quen, khối cơ lưng khỏe hơn, nên sử dụng 3 điểm: đầu và hai gót chân làm điểm tỳ và tập như trên.
Phương pháp tập xà đơn: người bệnh cần tạo một chỗ bám chắc chắn như xà đơn. Đu người và kéo xà ra sau gáy, lưng ưỡn cong. Tùy điều kiện và sức khỏe để điều chỉnh thời gian và cường độ tập phù hợp.
Một vài động tác khác như: đi thụt lùi ở đường phẳng và khiêu vũ có thể giúp tăng cường sức khối cơ cạnh sống, giảm chèn ép rễ thần kinh và phục hồi chức năng cột sống.
Cần lưu ý là người bệnh không nên bơi lội để tránh nhiễm lạnh, ẩm, ảnh hưởng xấu đến việc chữa trị.
4. Dùng thuốc: tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có các bài thuốc phù hợp như sau:
- Đau thần kinh tọa do sang chấn với các triệu chứng đau ngang thắt lưng, lan xuống mông hoặc sau đùi, xuống phía sau hoặc trước ngoài cẳng chân. Nên dùng bài thuốc gồm tô mộc 12 g, huyết giác 12 g, nghệ củ 8 g, ngải cứu 12 g, lá móng tay 12 g, ngưu tất 12 g, sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày. Bài thuốc nhằm hoạt huyết, tiêu ứ và giảm đau.
- Đau thần kinh tọa do lạnh: ngoài các triệu chứng đau như trên, bệnh còn đau tăng khi bị ẩm, lạnh, nếu được chườm ấm sẽ thấy dễ chịu. Nên cùng bài thuốc nam: rễ lá lốt 12 g, ráy sơn thục 12 g, cẩu tích 16 g, quế chi 8 g, ngải cứu 8 g, vỏ quýt 8 g, rễ cỏ xước 12 g, rễ cây kiến cò 8 g; sắc uống ngày 1 thang. Phương pháp này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.
- Nếu ở thể mạn tính (kết hợp các nguyên nhân phong, hàn, thấp) nên dùng bài Độc hoạt tang ký sinh có tác dụng khu phong tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc gồm độc hoạt 4 g, tang ký sinh 4 g, tế tân 2 g, tần giao 4 g, phòng phong 4 g, ngưu tất 4 g, quế tâm 2 g, đỗ trọng 8 g, đảng sâm 8 g, phục linh 8 g, cam thảo 2 g, sinh địa 12 g, bạch thược 8 g, xuyên khung 4 g, đương quy 8 g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng từ 20 đến 50 thang. Lưu ý là uống liên tục 10 thang và nghỉ vài ngày trước khi tiếp tục.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn có thể được điều trị bằng cách kết hợp Đông - Tây y như các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin (B1, B6, B12), thủy châm vào huyệt...
Quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến
Bạn Hoàng Thị Thủy ở địa chỉ : 8/6 Trần Xuân Soạn, Quận 7, TP Hồ Chí Minh hỏi:
Tôi có thẻ BHYT muốn khám, chữa bệnh trái tuyến thì cần làm những thủ tục gì? Khi khám trái tuyến như vậy thì tôi phải đóng phí bệnh viện là bao nhiêu %?
Trả lời:
Người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến (ngoài nơi đăng ký KCB ban đầu hoặc KCB vượt tuyến trừ trường hợp cấp cứu) về thủ tục KCB cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ BHYT (theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật BHYT).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện BHYT thì người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi được hưởng theo quy định:
- 70% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
- 50% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
- 30% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn./.
BS. Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT, BHXH Việt Nam
Tôi có thẻ BHYT muốn khám, chữa bệnh trái tuyến thì cần làm những thủ tục gì? Khi khám trái tuyến như vậy thì tôi phải đóng phí bệnh viện là bao nhiêu %?
Trả lời:
Người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến (ngoài nơi đăng ký KCB ban đầu hoặc KCB vượt tuyến trừ trường hợp cấp cứu) về thủ tục KCB cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ BHYT (theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật BHYT).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện BHYT thì người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi được hưởng theo quy định:
- 70% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
- 50% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
- 30% chi phí KCB BHYT tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn./.
BS. Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT, BHXH Việt Nam
Thoát vị đĩa đệm và những hậu quả khó lường
THỨ BA, 26 THÁNG 4 2011 09:06 XƯƠNG KHỚP - Y HỌC THỂ THAO
Thoát vị đĩa đệm nhiều tầng - một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa. Đây là chùm hội tụ nhiều rễ thần kinh thắt lưng - cùng gây đau đớn cho người bệnh tới cực điểm, đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời.
Hậu quả do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đau rễ thần kinh
Đau rễ phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh. Đau rễ xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Đau rễ lại xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.
Trường hợp đau một rễ thần kinh thường gặp trong thoát vị đĩa đệm tầng L4 - L5 (đốt thắt lưng 4 - 5) và thoát vị đĩa đệm L5 - S1 (đốt thắt lưng 5 - xương cùng thứ nhất). Trường hợp thoát vị đĩa đệm hai tầng sẽ gây đau hai rễ thần kinh, thường gặp ở hai đĩa đệm cuối là L4 - L5 và L5 - S1 vì đây là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng, nơi chịu sức ép mạnh của tải trọng phần trên cơ thể và sự chuyển động của cột sống về nhiều phía.
Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Ngoài các triệu chứng trên, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh có những nghiệm pháp khám khách quan như rối loạn phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật…
Và hội chứng đuôi ngựa
Tủy sống tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt lưng 2 (L2). Tiếp theo khoanh tủy cuối là nón cùng (hình tam giác giống như cái nón). Đuôi ngựa là hội tụ của các rễ thần kinh thắt lưng cùng, gồm các rễ L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3, S4, S5 chi phối thần kinh vận động, cảm giác và dinh dưỡng cho các cơ quan trong chậu hông và hai chân.
Trường hợp đau nhiều rễ thần kinh do chèn ép của khối thoát vị đĩa đệm lớn, nhiều tầng tạo nên bảng lâm sàng như là một khối u, được gọi là hội chứng đuôi ngựa. Đau nhiều rễ cũng ít gặp nhưng rất quan trọng vì thường là khởi đầu của bệnh cảnh hội chứng đuôi ngựa do khối thoát vị đĩa đệm lớn (thể giả u) chèn ép đuôi ngựa. Đặc điểm lâm sàng là đau khốc liệt, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác…
Có 3 hội chứng đuôi ngựa tùy theo tầng thoát vị đĩa đệm, có các hội chứng khác nhau:
Hội chứng đuôi ngựa trên: liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao (L1 - L2 và L2 - L3) ít có điều kiện xảy ra.
Hội chứng đuôi ngựa dưới: do thoát vị đĩa đệm L5 - S1, có rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).
Hội chứng đuôi ngựa giữa: thường gặp do thoát vị đĩa đệm L3 - L4 và L4 - L5. Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…
Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp
Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Dùng thuốc: chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng.
Các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.
PGS. Vũ Quang Bích
Thoát vị đĩa đệm nhiều tầng - một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa. Đây là chùm hội tụ nhiều rễ thần kinh thắt lưng - cùng gây đau đớn cho người bệnh tới cực điểm, đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời.
Hậu quả do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đau rễ thần kinh
Đau rễ phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh. Đau rễ xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Đau rễ lại xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.
Trường hợp đau một rễ thần kinh thường gặp trong thoát vị đĩa đệm tầng L4 - L5 (đốt thắt lưng 4 - 5) và thoát vị đĩa đệm L5 - S1 (đốt thắt lưng 5 - xương cùng thứ nhất). Trường hợp thoát vị đĩa đệm hai tầng sẽ gây đau hai rễ thần kinh, thường gặp ở hai đĩa đệm cuối là L4 - L5 và L5 - S1 vì đây là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng, nơi chịu sức ép mạnh của tải trọng phần trên cơ thể và sự chuyển động của cột sống về nhiều phía.
Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Ngoài các triệu chứng trên, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh có những nghiệm pháp khám khách quan như rối loạn phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật…
Và hội chứng đuôi ngựa
Tủy sống tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt lưng 2 (L2). Tiếp theo khoanh tủy cuối là nón cùng (hình tam giác giống như cái nón). Đuôi ngựa là hội tụ của các rễ thần kinh thắt lưng cùng, gồm các rễ L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3, S4, S5 chi phối thần kinh vận động, cảm giác và dinh dưỡng cho các cơ quan trong chậu hông và hai chân.
Trường hợp đau nhiều rễ thần kinh do chèn ép của khối thoát vị đĩa đệm lớn, nhiều tầng tạo nên bảng lâm sàng như là một khối u, được gọi là hội chứng đuôi ngựa. Đau nhiều rễ cũng ít gặp nhưng rất quan trọng vì thường là khởi đầu của bệnh cảnh hội chứng đuôi ngựa do khối thoát vị đĩa đệm lớn (thể giả u) chèn ép đuôi ngựa. Đặc điểm lâm sàng là đau khốc liệt, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác…
Có 3 hội chứng đuôi ngựa tùy theo tầng thoát vị đĩa đệm, có các hội chứng khác nhau:
Hội chứng đuôi ngựa trên: liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao (L1 - L2 và L2 - L3) ít có điều kiện xảy ra.
Hội chứng đuôi ngựa dưới: do thoát vị đĩa đệm L5 - S1, có rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).
Hội chứng đuôi ngựa giữa: thường gặp do thoát vị đĩa đệm L3 - L4 và L4 - L5. Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…
Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp
Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Dùng thuốc: chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng.
Các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.
PGS. Vũ Quang Bích
Đau dây thần kinh toạ
THỨ BA, 14 THÁNG 12 2010 08:14 XƯƠNG KHỚP - Y HỌC THỂ THAO
I. NGUYÊN NHÂN
Ðau dây thần kinh tọa thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và thường ở lứa tuổi 30-50. Ðau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ chiếm 90-95% còn lại là do tổn thương dây và đám rối. Có 2 nhóm nguyên nhân chính:
1. Nguyên nhân toàn thân:
Viêm dây thần kinh tọa do nhiều bệnh khác nhau như giang mai giai đoạn III, lậu, cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét. Nhóm này thường ít gặp.
2. Nhóm nguyên nhân tại chỗ:
a. Thoát vị đĩa đệm:
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất của đau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ.
- Ở người trẻ đang độ tuổi lao động, thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân...) gây đau thắt lưng hông cấp tính.
- Ở người lớn tuổi, thoái hoá đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát.
- Ở người béo phì nguy cơ bị nhiều hơn. Có khi tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như lái xe đường dài, tư thế xấu (như lệch người sang một bên hay cúi ra trước) trong thời gian dài. Lúc này chỉ một gắng sức nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị thường về phía sau bên và ở đĩa đệm giữa đốt sống L4-L5 (rễ L5) hay giữa L5-S1 (rễ S1).
b. Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng:
Thường là mạn tính đưa đến tổn thương thoái hóa xương sống như loãng xương, nhuyễn xương, mọc gai xương, biến dạng thân đốt sống, cầu gai xương một hay nhiều đốt sống kèm phì đại dây chằng. Không chỉ thế mà còn gây thoái hóa đĩa đệm (nhân nhầy và vòng xơ) nên dễ gây thoát vị đĩa đệm.
c. Trượt cột sống (spondylolisthesis):
Ðốt sống bị trượt ra phía trước hoặc sau trên một đốt sống khác, do bẩm sinh hay chấn thương. Nữ gặp nhiều hơn nam. Trượt đốt sống hay kèm với thoái hoá cột sống, tổn thương các rễ thần kinh (hay gặp L5), hẹp ống sống thắt lưng và nặng có thể có hội chứng đuôi ngựa.
d. Viêm đốt sống (spondylitis):
Gặp ở người có tuổi, đau thắt lưng hông có đặc điểm tăng lên khi vận động và thường không có sự tương xứng giữa lâm sàng và chụp X quang. Tổn thương viêm đốt sống gây chèn ép các rễ thần kinh, gây hẹp ống sống thắt lưng và trong một số ít các trường hợp gây hội chứng đuôi ngựa trên lâm sàng.
e. Viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis):
Khác với viêm đốt sống, thường tiến triển âm thầm với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, gặp ở nam giới trước 40 tuổi, đau tăng về đêm và không đỡ đau khi nghỉ. Xét nghiệm có máu lắng tăng cao, kháng thể kháng HLA-B27, X quang thấy các đốt sống dính với nhau mất khe khớp tạo nên hình ảnh "đốt tre" điển hình.
f. Chấn thương:
Trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp xe mông.
g. Các khối u:
- U nguyên phát: u màng tuỷ, u đốt sống, u thần kinh.
- U di căn: di căn từ các ung thư biểu mô (tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá), bệnh đa u tuỷ xương, u lympho (Hodgkin và không Hodgkin).
h. Nhiễm trùng cột sống:
- Viêm cột sống do vi khuẩn.
- Do tụ cầu: thường gặp sau các nhiễm trùng ngoài da, tiết niệu, phổi và sau tiêm tĩnh mạch không vô khuẩn tốt.
- Viêm cột sống do lao (bệnh Pott): thường thứ phát sau lao phổi.
- Áp xe ngoài màng cứng.
i. Các nguyên nhân khác:
- Hẹp ống sống thắt lưng: nguyên nhân do mắc phải (75%), bẩm sinh hoặc phối hợp cả hai.
- Phì đại diện khớp (facet joint hypertrophy): thường ở một bên và gây chèn ép các rễ thần kinh tương ứng.
- Viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng-cùng: viêm, xơ hoá gây dày dính màng nhện và chèn ép các rễ thần kinh, nguyên nhân không rõ và thường thấy sau các phẫu thuật vùng thắt lưng-cùng, sau các nhiễm trùng mạn tính, chấn thương, chảy máu dưới nhện, gây tê tuỷ sống...
- Bệnh Paget.
II. TRIỆU CHỨNG HỌC
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm. Ðôi khi lúc đầu đau lưng trước sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:
1. Ðau tự nhiên:
- Phát xuất từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặp nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân.
- Nếu tổn thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn khi tổn thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út.
- Ðau thường liên tục đôi khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm... Cường độ đau rất thay đổi từ âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được. Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện. Ðôi khi có dị cảm thay vì đau.
2. Ðau khi khám:
a. Ðiểm đau khi ấn:
Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm ngang vùng L4, L5, S1.
Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 2cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5, S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hõm khoeo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hõm mắt cá ngoài.
b. Ðau do căng dây thần kinh:
- Dấu Lasègue: ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một nếu chưa tới 70° (mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính).
- Dấu Bonnet: ở tư thế nằm ngửa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng bên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
- Dấu Chavany: vừa nâng và dạng chân ra gây đau là dương tính.
- Dấu Néri: bệnh nhân đứng thẳng, hai gối thẳng rồi gập người xuống nếu chân bên đau co lại (gập gối lại) là dương tính.
- Dấu Naffriger-Jonnes: ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được.
c. Dấu cột sống-hông khi bệnh nhân đứng:
Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng. Thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước nhằm mục đích giảm đè ép rễ thần kinh tọa. Mông bên đau xệ xuống. Cơ cạnh cột sống co cứng.
d. Phản xạ gân gót: Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1.
e. Dấu vận động: Không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân bên đau hơi co lại.
f. Rối loạn dinh dưỡng cơ: Teo cơ mác trong tổn thương L5, còn S1 thì teo cơ bắp chân.
g. Rối loạn thần kinh thực vật: Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau.
3. Cận lâm sàng:
a. Chụp phim chuẩn và phim động vùng thắt lưng:
Chủ yếu loại trừ nguyên nhân xương. Bệnh lý đĩa đệm gợi ý khi hẹp đĩa đệm, ở phim thẳng thì đĩa đệm hẹp về phía bên lành còn phim nghiêng thì thì đĩa đệm hở về phía sau.
b. Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng:
Xác định rõ tổn thương nhiều loại và định được vị trí thoát vị.
c. Chụp nhuộm rễ thần kinh:
Xác định thoát vị đĩa đệm giữa và sau bên. Ngoài ra còn xác định nguyên nhân khác như u dây thần kinh, u đuôi ngựa...
d. Ðiện cơ đồ:
Ðiện cơ đồ phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh trong đau thắt lưng hông. Tuy nhiên phương pháp ghi điện cơ đồ bằng điện cực kim thường hay được áp dụng hơn đo tốc độ dẫn truyền thần kinh trong định khu và tiên lượng tổn thương.
e. Các xét nghiệm sinh hoá - tế bào:
Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, sinh hoá máu và nước tiểu... thường được ít được chỉ định trong đau thắt lưng hông cấp trừ trường hợp nghi ngờ có phối hợp với bệnh viêm nhiễm hay bệnh hệ thống.
III. THỂ LÂM SÀNG
1. Thể teo cơ nhanh còn gọi là thể liệt.
2. Thể hội chứng đuôi ngựa.
Thường là thoát vị đĩa đệm chính giữa vỡ hết dây chằng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác hai chân và vùng yên ngựa kèm rối loạn cơ tròn như bí tiểu, táo bón, bất lực.
3. Thể đau dây tọa 2 bên:
Ðau xuống cả 2 chân nhưng không rối loạn cơ tròn và không rối loạn cảm giác vùng yên ngựa. Có khi đau bên này rồi chuyển sang bên kia.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Ðau các dây thần kinh của chi dưới:
a. Thần kinh đùi: Ðau ở mặt trước đùi và giảm hay mất phản xạ gân gối.
b. Thần kinh đùi da: Ðau ở mặt ngoài đùi 1/3 trên.
c. Thần kinh bịt: Ðau ở mặt trong đùi.
2. Ðau khớp:
a. Khớp cùng chậu: Có thể đau lan xuống dưới nhưng khi đè hai mào chậu xuống thì đau, chụp khung chậu thấy khớp cùng chậu bên tổn thương mờ.
b. Khớp háng:
Cử động khớp bị giới hạn, vận động đau ngay cả khi co chân. Phân biệt bằng nghiệm pháp Patrick. Nếu khi làm nghiệm pháp Patrick bệnh nhân kêu đau là tổn thương khớp háng.
3. Viêm cơ đáy chậu:
Ðau xuống mặt sau trong đùi, chân bên tổn thương luôn co lại và xu hướng xoay vào trong. Duỗi chân ra là đau. Chụp phim bụng không sửa soạn thấy mờ bờ cơ đáy chậu bên đau. Siêu âm bụng khi súc ruột kỹ thì có thể phát hiện mờ bờ ngoài cơ đáy chậu.
V. ÐIỀU TRỊ
1. Chế độ nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người...
2. Vật lý trị liệu:
Tác động cơ học bằng cách kéo dãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến...
3. Ðiều trị bằng thuốc:
- Giảm đau: Aspirine, kháng viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoide hay novocain kết hợp với vitamin B12.
- Giãn cơ như Myolastan, thuốc an thần như seduxen, xanax...
- Vitamine nhóm B liều cao kết hợp với axit folic.
- Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị như trong nhiễm trùng dùng kháng sinh.
4. Ðiều trị ngoại khoa:
- Tiêu nhân (nucleolyse) bằng iniprol hoặc hexatrione.
- Phẫu thuật trong các trường hợp như khi thất bại tiêu nhân, thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát. Có thể phẫu thuật hở hay dùng tia laser.
Theo benhhoc.com
I. NGUYÊN NHÂN
Ðau dây thần kinh tọa thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và thường ở lứa tuổi 30-50. Ðau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ chiếm 90-95% còn lại là do tổn thương dây và đám rối. Có 2 nhóm nguyên nhân chính:
1. Nguyên nhân toàn thân:
Viêm dây thần kinh tọa do nhiều bệnh khác nhau như giang mai giai đoạn III, lậu, cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét. Nhóm này thường ít gặp.
2. Nhóm nguyên nhân tại chỗ:
a. Thoát vị đĩa đệm:
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất của đau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ.
- Ở người trẻ đang độ tuổi lao động, thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân...) gây đau thắt lưng hông cấp tính.
- Ở người lớn tuổi, thoái hoá đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát.
- Ở người béo phì nguy cơ bị nhiều hơn. Có khi tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như lái xe đường dài, tư thế xấu (như lệch người sang một bên hay cúi ra trước) trong thời gian dài. Lúc này chỉ một gắng sức nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị thường về phía sau bên và ở đĩa đệm giữa đốt sống L4-L5 (rễ L5) hay giữa L5-S1 (rễ S1).
b. Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng:
Thường là mạn tính đưa đến tổn thương thoái hóa xương sống như loãng xương, nhuyễn xương, mọc gai xương, biến dạng thân đốt sống, cầu gai xương một hay nhiều đốt sống kèm phì đại dây chằng. Không chỉ thế mà còn gây thoái hóa đĩa đệm (nhân nhầy và vòng xơ) nên dễ gây thoát vị đĩa đệm.
c. Trượt cột sống (spondylolisthesis):
Ðốt sống bị trượt ra phía trước hoặc sau trên một đốt sống khác, do bẩm sinh hay chấn thương. Nữ gặp nhiều hơn nam. Trượt đốt sống hay kèm với thoái hoá cột sống, tổn thương các rễ thần kinh (hay gặp L5), hẹp ống sống thắt lưng và nặng có thể có hội chứng đuôi ngựa.
d. Viêm đốt sống (spondylitis):
Gặp ở người có tuổi, đau thắt lưng hông có đặc điểm tăng lên khi vận động và thường không có sự tương xứng giữa lâm sàng và chụp X quang. Tổn thương viêm đốt sống gây chèn ép các rễ thần kinh, gây hẹp ống sống thắt lưng và trong một số ít các trường hợp gây hội chứng đuôi ngựa trên lâm sàng.
e. Viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis):
Khác với viêm đốt sống, thường tiến triển âm thầm với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, gặp ở nam giới trước 40 tuổi, đau tăng về đêm và không đỡ đau khi nghỉ. Xét nghiệm có máu lắng tăng cao, kháng thể kháng HLA-B27, X quang thấy các đốt sống dính với nhau mất khe khớp tạo nên hình ảnh "đốt tre" điển hình.
f. Chấn thương:
Trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp xe mông.
g. Các khối u:
- U nguyên phát: u màng tuỷ, u đốt sống, u thần kinh.
- U di căn: di căn từ các ung thư biểu mô (tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá), bệnh đa u tuỷ xương, u lympho (Hodgkin và không Hodgkin).
h. Nhiễm trùng cột sống:
- Viêm cột sống do vi khuẩn.
- Do tụ cầu: thường gặp sau các nhiễm trùng ngoài da, tiết niệu, phổi và sau tiêm tĩnh mạch không vô khuẩn tốt.
- Viêm cột sống do lao (bệnh Pott): thường thứ phát sau lao phổi.
- Áp xe ngoài màng cứng.
i. Các nguyên nhân khác:
- Hẹp ống sống thắt lưng: nguyên nhân do mắc phải (75%), bẩm sinh hoặc phối hợp cả hai.
- Phì đại diện khớp (facet joint hypertrophy): thường ở một bên và gây chèn ép các rễ thần kinh tương ứng.
- Viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng-cùng: viêm, xơ hoá gây dày dính màng nhện và chèn ép các rễ thần kinh, nguyên nhân không rõ và thường thấy sau các phẫu thuật vùng thắt lưng-cùng, sau các nhiễm trùng mạn tính, chấn thương, chảy máu dưới nhện, gây tê tuỷ sống...
- Bệnh Paget.
II. TRIỆU CHỨNG HỌC
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm. Ðôi khi lúc đầu đau lưng trước sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:
1. Ðau tự nhiên:
- Phát xuất từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặp nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân.
- Nếu tổn thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn khi tổn thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út.
- Ðau thường liên tục đôi khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay biến mất khi nằm... Cường độ đau rất thay đổi từ âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được. Có khi đau tăng lên khi ho, hắt hơi thậm chí khi rặn đại tiểu tiện. Ðôi khi có dị cảm thay vì đau.
2. Ðau khi khám:
a. Ðiểm đau khi ấn:
Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm ngang vùng L4, L5, S1.
Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 2cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5, S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hõm khoeo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hõm mắt cá ngoài.
b. Ðau do căng dây thần kinh:
- Dấu Lasègue: ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một nếu chưa tới 70° (mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính).
- Dấu Bonnet: ở tư thế nằm ngửa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng bên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
- Dấu Chavany: vừa nâng và dạng chân ra gây đau là dương tính.
- Dấu Néri: bệnh nhân đứng thẳng, hai gối thẳng rồi gập người xuống nếu chân bên đau co lại (gập gối lại) là dương tính.
- Dấu Naffriger-Jonnes: ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được.
c. Dấu cột sống-hông khi bệnh nhân đứng:
Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng. Thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước nhằm mục đích giảm đè ép rễ thần kinh tọa. Mông bên đau xệ xuống. Cơ cạnh cột sống co cứng.
d. Phản xạ gân gót: Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1.
e. Dấu vận động: Không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân bên đau hơi co lại.
f. Rối loạn dinh dưỡng cơ: Teo cơ mác trong tổn thương L5, còn S1 thì teo cơ bắp chân.
g. Rối loạn thần kinh thực vật: Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau.
3. Cận lâm sàng:
a. Chụp phim chuẩn và phim động vùng thắt lưng:
Chủ yếu loại trừ nguyên nhân xương. Bệnh lý đĩa đệm gợi ý khi hẹp đĩa đệm, ở phim thẳng thì đĩa đệm hẹp về phía bên lành còn phim nghiêng thì thì đĩa đệm hở về phía sau.
b. Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng:
Xác định rõ tổn thương nhiều loại và định được vị trí thoát vị.
c. Chụp nhuộm rễ thần kinh:
Xác định thoát vị đĩa đệm giữa và sau bên. Ngoài ra còn xác định nguyên nhân khác như u dây thần kinh, u đuôi ngựa...
d. Ðiện cơ đồ:
Ðiện cơ đồ phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh trong đau thắt lưng hông. Tuy nhiên phương pháp ghi điện cơ đồ bằng điện cực kim thường hay được áp dụng hơn đo tốc độ dẫn truyền thần kinh trong định khu và tiên lượng tổn thương.
e. Các xét nghiệm sinh hoá - tế bào:
Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, sinh hoá máu và nước tiểu... thường được ít được chỉ định trong đau thắt lưng hông cấp trừ trường hợp nghi ngờ có phối hợp với bệnh viêm nhiễm hay bệnh hệ thống.
III. THỂ LÂM SÀNG
1. Thể teo cơ nhanh còn gọi là thể liệt.
2. Thể hội chứng đuôi ngựa.
Thường là thoát vị đĩa đệm chính giữa vỡ hết dây chằng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác hai chân và vùng yên ngựa kèm rối loạn cơ tròn như bí tiểu, táo bón, bất lực.
3. Thể đau dây tọa 2 bên:
Ðau xuống cả 2 chân nhưng không rối loạn cơ tròn và không rối loạn cảm giác vùng yên ngựa. Có khi đau bên này rồi chuyển sang bên kia.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Ðau các dây thần kinh của chi dưới:
a. Thần kinh đùi: Ðau ở mặt trước đùi và giảm hay mất phản xạ gân gối.
b. Thần kinh đùi da: Ðau ở mặt ngoài đùi 1/3 trên.
c. Thần kinh bịt: Ðau ở mặt trong đùi.
2. Ðau khớp:
a. Khớp cùng chậu: Có thể đau lan xuống dưới nhưng khi đè hai mào chậu xuống thì đau, chụp khung chậu thấy khớp cùng chậu bên tổn thương mờ.
b. Khớp háng:
Cử động khớp bị giới hạn, vận động đau ngay cả khi co chân. Phân biệt bằng nghiệm pháp Patrick. Nếu khi làm nghiệm pháp Patrick bệnh nhân kêu đau là tổn thương khớp háng.
3. Viêm cơ đáy chậu:
Ðau xuống mặt sau trong đùi, chân bên tổn thương luôn co lại và xu hướng xoay vào trong. Duỗi chân ra là đau. Chụp phim bụng không sửa soạn thấy mờ bờ cơ đáy chậu bên đau. Siêu âm bụng khi súc ruột kỹ thì có thể phát hiện mờ bờ ngoài cơ đáy chậu.
V. ÐIỀU TRỊ
1. Chế độ nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người...
2. Vật lý trị liệu:
Tác động cơ học bằng cách kéo dãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến...
3. Ðiều trị bằng thuốc:
- Giảm đau: Aspirine, kháng viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoide hay novocain kết hợp với vitamin B12.
- Giãn cơ như Myolastan, thuốc an thần như seduxen, xanax...
- Vitamine nhóm B liều cao kết hợp với axit folic.
- Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị như trong nhiễm trùng dùng kháng sinh.
4. Ðiều trị ngoại khoa:
- Tiêu nhân (nucleolyse) bằng iniprol hoặc hexatrione.
- Phẫu thuật trong các trường hợp như khi thất bại tiêu nhân, thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát. Có thể phẫu thuật hở hay dùng tia laser.
Theo benhhoc.com
Kéo giãn cột sống
Kéo giãn cột sống (tiếng Anh: traction therapy) là phương pháp dùng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cột sống nhằm làm giãn nở khoảng cách các khoang gian đốt để đem lại hiệu quả điều trị.
Tác dụng
- Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng co tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau. Tuy nhiên nếu khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: Lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là: - Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
- Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa. Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
Tác dụng điều trị
- Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
Chỉ định
- Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ.
- Sai khớp đốt sống nhẹ. - Đau lưng do các nguyên nhân khác.
- Vẹo cột sống.
- Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp.
Tổng hợp các tài liệu Y khoa
theo http://www.bsgdvn.com
Tác dụng
- Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng co tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau. Tuy nhiên nếu khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: Lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là: - Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
- Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa. Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
Tác dụng điều trị
- Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
Chỉ định
- Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ.
- Sai khớp đốt sống nhẹ. - Đau lưng do các nguyên nhân khác.
- Vẹo cột sống.
- Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp.
Tổng hợp các tài liệu Y khoa
theo http://www.bsgdvn.com
Chữa đau dây thần kinh tọa
Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
Theo BS. Đinh Thị Thanh
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
Theo BS. Đinh Thị Thanh
Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và to nhất trong cơ thể. Mỗi đốt sống chứa phần tủy ở trong cho ra một đôi dây thần kinh - một dây tiếp nhận cảm giác, một dây chỉ huy vận động cân cơ ở vùng tương ứng. Để dễ hình dung ta tưởng tượng: 7 đốt sống cổ sẽ có dây chi phối vùng cổ và tay, đốt sống vùng lưng ngực và bụng sẽ chi phối vùng lưng ngực và bụng, 5 đốt sống vùng thắt lưng chi phối vùng thắt lưng, mông và chân, hoạt động của các tạng vùng hố chậu. Như vậy dây thần kinh tọa do tủy sống thắt lưng tạo nên.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.
Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng.
Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ - quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.
Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông.
Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.
Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.
Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.
Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.
Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.
Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.
Khi đã đau vùng thắt lưng: Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.
Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng... cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện.
Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết quả.
(Sức khoẻ và Đời sống)
Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.
Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau thắt lưng.
Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ - quan hệ âm dương. Kinh bàng quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm, xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.
Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của thần kinh hông.
Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.
Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.
Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.
Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.
Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.
Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.
Khi đã đau vùng thắt lưng: Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.
Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng... cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày làm 1-2 lần tùy điều kiện.
Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ điều trị mới kết quả.
(Sức khoẻ và Đời sống)
Ngăn ngừa chứng đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông (chạy từ khung chậu cho đến bắp vế), từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để ngăn ngừa căn bệnh này.
- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.
- Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.
- Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.
- Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.
- Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
- Mang giày đúng cỡ, thoải mái...
- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.
- Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.
- Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.
- Làm nhẹ ví của bạn và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.
- Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
- Mang giày đúng cỡ, thoải mái...
Hướng dẫn sử dụng lệnh find trong Linux
Hướng dẫn sử dụng lệnh find trong Linux
Cập nhật lúc 06h16' ngày 08/09/2011 Bản in
Chia sẻ
Quản Trị Mạng - Với giao diện dòng lệnh, Linux thực sự là một công cụ rất mạnh mẽ và linh hoạt. Các công cụ như grep, awk, find và locate sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các tập tin, tìm kiếm văn bản trong file hoặc thay thế một từ nào đó. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng lệnh find để cải thiện quá trình tìm kiếm bằng dòng lệnh.
>>> 10 câu lệnh Linux hữu dụng nhất
Về hình thức, lệnh find được sử dụng một cách đơn giản như sau:
# find .
.helloworld.txt
.image01.jpg
.image02.jpg
.image03.jpg
Lệnh này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách tất cả các tập tin và thư mục trong đường dẫn hiện hành. Lưu ý rằng truy vấn này sẽ hiển thị cả những tập tin trong cả thư mục con, vì vậy danh sách này sẽ rất dài nếu bạn có nhiều file trong đó. Để dừng sự hiển thị này bạn hãy ấn phím Ctrl + C.
Phương thức trên là cách đơn giản nhất để sử dụng lệnh find. Bằng cách kết hợp với một số các tham số và biểu thức thông thường khác, bạn có thể làm cho việc tìm kiếm tập tin được thông minh hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng “image”, hãy làm như sau:
# find . -name image\*
Ở đây chúng ta sử dụng tham số -name trong lệnh find để tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng image. Lưu ý rằng trường hợp này kết quả sẽ phân biệt chữ hoa với chữ thường. Để có kết quả không phân biệt hoa – thường bạn có thể dùng lệnh “# find . -iname image\*” .
Bạn cũng có thể sử dụng ký tự đại diện cho việc tìm kiếm các tập tin với phần mở rộng nhất định. Để tìm kiếm toàn bộ nội dung file trong thư mục hiện hành và cả thư mục con có phần mở rộng .php, bạn sử dụng lệnh sau:
# find . -name \*.php
Bạn cũng có thể thực hiện việc tìm kiếm theo hướng ngược lại. Tức là tìm tất cả những tập tin không có phần mở rộng .php như sau:
# find . \! -name “*.php”
Lưu ý: dấu chấm than (!) được dùng để thực thi việc tìm kiếm theo chiều ngược lại, điều này có thể được dùng cho toàn bộ những tùy chọn khác.
Một trong những vấn đề thường gặp phải khi dùng lệnh find là theo mặc định nó sẽ tìm cả những thư mục con. Trong khi đó nhiều khi bạn chỉ cần tìm trong thư mục hiện hành. Để làm được điều này bạn cần sử dụng đến tùy chọn -maxdepth. Với tùy chọn này, lệnh find sẽ được “thông báo” rằng có nhiều cấp độ trong thư mục con nên nó cần “xem xét” khi tìm kiếm. Vì vậy nếu bạn chỉ muốn find tìm trong thư mục hiện hành, chỉ cần thêm chỉ số 0 vào sau -maxdepth:
# find . \! -name “*.php” -maxdepth 0
(Dòng lệnh trên sẽ tìm tất cả file trong thư mục hiện tại không có phần mở rộng là .php)
Nếu muốn tìm kiếm sâu hơn vào cả thư mục con, bạn chỉ cần tăng chỉ số cho -maxdepth lên thành 1,2... tùy theo các cấp của thư mục bạn có. Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng lệnh -mindepth để thiết lập giới hạn thấp nhất cho cấp của thư mục được tìm kiếm. Bằng cách kết hợp hai tùy chọn -maxdepth và -mindepth một cách linh hoạt bạn sẽ có được nhiều kết quả theo nhiều nhu cầu của mình.
Tìm kiếm với các tiêu chí khác
Nếu như ở phần trên chúng ta đã biết cách sử dụng tùy chọn -name để tìm kiếm theo tên tập tin. Tương tự như vậy, trong trường hợp bạn muốn tìm những kết quả theo tên người dùng thì có thể thêm tùy chọn -user. Ví dụ bạn muốn hiển thị những tập tin có phần mở rộng .php của user có tên Quantrimang, hãy làm như sau:
# find . -name “*.php” -maxdepth 2 -user Quantrimang
Khắc phục lỗi thường gặp
Thông thường bạn có thể sử dụng lệnh find trong shell scripts. Bản thân lệnh này sẽ ném ra vài lỗi. Tuy nhiên, khi bạn chạy nó như một user bình thường các lỗi nếu gặp phải sẽ được bật lên dạng pop-up. Ví dụ, nếu bạn chạy lệnh tìm kiếm trong thư mục root nhưng không có quyền root sẽ gặp lỗi kiểu Permission denied. Điều này sẽ gây khó chịu khi sử dụng lệnh trong một kịch bản. Mặc dù bản thân lệnh find không thể tự khắc phục lỗi này nhưng chúng ta vẫn có thể giải quyết dễ dàng bằng cách chuyển hướng toàn bộ lỗi về /dev/null như sau:
# find / -name StewieGriffin\*
/root: Permission denied
/home/peterg: Permission denied
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc
Sẽ được chuyển thành
# find / -name StewieGriffin\* 2>/dev/null
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc
Bây giờ bạn có thể yên tâm sử dụng lệnh find trong các script của mình mà không cần lo lắng đến các lỗi ở đầu ra.
Sử dụng lệnh find cho người lười biếng
Nếu bạn là một người như vậy, hãy kết hợp các lệnh tiện ích để có được kết quả như ý muốn. Chẳng hạn như bạn muốn tìm kiếm tập tin có chứa từ “Quantrimang” bạn chỉ cần chạy lệnh # find . | grep Quantrimang. Lệnh này tương tự như # find . -name web. Tương tự, để kết quả trả về không phân biệt chữ hoa – chữ thường bạn chỉ cần làm như sau: # find . | grep -i web. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp lệnh find với sed hoặc awk.
Cái hay của các dòng lệnh trong Linux hoặc UNIX ở chỗ chúng là những công cụ thực sự mạnh mẽ, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian nhỏ là đã có thể làm chủ được chúng. Chúc các bạn thành công!
Đ.Hải (Nguồn Simple Help)
Cập nhật lúc 06h16' ngày 08/09/2011 Bản in
Chia sẻ
Quản Trị Mạng - Với giao diện dòng lệnh, Linux thực sự là một công cụ rất mạnh mẽ và linh hoạt. Các công cụ như grep, awk, find và locate sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các tập tin, tìm kiếm văn bản trong file hoặc thay thế một từ nào đó. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng lệnh find để cải thiện quá trình tìm kiếm bằng dòng lệnh.
>>> 10 câu lệnh Linux hữu dụng nhất
Về hình thức, lệnh find được sử dụng một cách đơn giản như sau:
# find .
.helloworld.txt
.image01.jpg
.image02.jpg
.image03.jpg
Lệnh này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách tất cả các tập tin và thư mục trong đường dẫn hiện hành. Lưu ý rằng truy vấn này sẽ hiển thị cả những tập tin trong cả thư mục con, vì vậy danh sách này sẽ rất dài nếu bạn có nhiều file trong đó. Để dừng sự hiển thị này bạn hãy ấn phím Ctrl + C.
Phương thức trên là cách đơn giản nhất để sử dụng lệnh find. Bằng cách kết hợp với một số các tham số và biểu thức thông thường khác, bạn có thể làm cho việc tìm kiếm tập tin được thông minh hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng “image”, hãy làm như sau:
# find . -name image\*
Ở đây chúng ta sử dụng tham số -name trong lệnh find để tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng image. Lưu ý rằng trường hợp này kết quả sẽ phân biệt chữ hoa với chữ thường. Để có kết quả không phân biệt hoa – thường bạn có thể dùng lệnh “# find . -iname image\*” .
Bạn cũng có thể sử dụng ký tự đại diện cho việc tìm kiếm các tập tin với phần mở rộng nhất định. Để tìm kiếm toàn bộ nội dung file trong thư mục hiện hành và cả thư mục con có phần mở rộng .php, bạn sử dụng lệnh sau:
# find . -name \*.php
Bạn cũng có thể thực hiện việc tìm kiếm theo hướng ngược lại. Tức là tìm tất cả những tập tin không có phần mở rộng .php như sau:
# find . \! -name “*.php”
Lưu ý: dấu chấm than (!) được dùng để thực thi việc tìm kiếm theo chiều ngược lại, điều này có thể được dùng cho toàn bộ những tùy chọn khác.
Một trong những vấn đề thường gặp phải khi dùng lệnh find là theo mặc định nó sẽ tìm cả những thư mục con. Trong khi đó nhiều khi bạn chỉ cần tìm trong thư mục hiện hành. Để làm được điều này bạn cần sử dụng đến tùy chọn -maxdepth. Với tùy chọn này, lệnh find sẽ được “thông báo” rằng có nhiều cấp độ trong thư mục con nên nó cần “xem xét” khi tìm kiếm. Vì vậy nếu bạn chỉ muốn find tìm trong thư mục hiện hành, chỉ cần thêm chỉ số 0 vào sau -maxdepth:
# find . \! -name “*.php” -maxdepth 0
(Dòng lệnh trên sẽ tìm tất cả file trong thư mục hiện tại không có phần mở rộng là .php)
Nếu muốn tìm kiếm sâu hơn vào cả thư mục con, bạn chỉ cần tăng chỉ số cho -maxdepth lên thành 1,2... tùy theo các cấp của thư mục bạn có. Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng lệnh -mindepth để thiết lập giới hạn thấp nhất cho cấp của thư mục được tìm kiếm. Bằng cách kết hợp hai tùy chọn -maxdepth và -mindepth một cách linh hoạt bạn sẽ có được nhiều kết quả theo nhiều nhu cầu của mình.
Tìm kiếm với các tiêu chí khác
Nếu như ở phần trên chúng ta đã biết cách sử dụng tùy chọn -name để tìm kiếm theo tên tập tin. Tương tự như vậy, trong trường hợp bạn muốn tìm những kết quả theo tên người dùng thì có thể thêm tùy chọn -user. Ví dụ bạn muốn hiển thị những tập tin có phần mở rộng .php của user có tên Quantrimang, hãy làm như sau:
# find . -name “*.php” -maxdepth 2 -user Quantrimang
Khắc phục lỗi thường gặp
Thông thường bạn có thể sử dụng lệnh find trong shell scripts. Bản thân lệnh này sẽ ném ra vài lỗi. Tuy nhiên, khi bạn chạy nó như một user bình thường các lỗi nếu gặp phải sẽ được bật lên dạng pop-up. Ví dụ, nếu bạn chạy lệnh tìm kiếm trong thư mục root nhưng không có quyền root sẽ gặp lỗi kiểu Permission denied. Điều này sẽ gây khó chịu khi sử dụng lệnh trong một kịch bản. Mặc dù bản thân lệnh find không thể tự khắc phục lỗi này nhưng chúng ta vẫn có thể giải quyết dễ dàng bằng cách chuyển hướng toàn bộ lỗi về /dev/null như sau:
# find / -name StewieGriffin\*
/root: Permission denied
/home/peterg: Permission denied
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc
Sẽ được chuyển thành
# find / -name StewieGriffin\* 2>/dev/null
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc
Bây giờ bạn có thể yên tâm sử dụng lệnh find trong các script của mình mà không cần lo lắng đến các lỗi ở đầu ra.
Sử dụng lệnh find cho người lười biếng
Nếu bạn là một người như vậy, hãy kết hợp các lệnh tiện ích để có được kết quả như ý muốn. Chẳng hạn như bạn muốn tìm kiếm tập tin có chứa từ “Quantrimang” bạn chỉ cần chạy lệnh # find . | grep Quantrimang. Lệnh này tương tự như # find . -name web. Tương tự, để kết quả trả về không phân biệt chữ hoa – chữ thường bạn chỉ cần làm như sau: # find . | grep -i web. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp lệnh find với sed hoặc awk.
Cái hay của các dòng lệnh trong Linux hoặc UNIX ở chỗ chúng là những công cụ thực sự mạnh mẽ, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian nhỏ là đã có thể làm chủ được chúng. Chúc các bạn thành công!
Đ.Hải (Nguồn Simple Help)
autoblog = auto post + blogspot - tự động lấy bài cho blogspot
Autoblog = auto post + blogspot - tự động lấy bài cho blogspot
A -config Trên blogspot :
1 -Tạo 1 blog trên blogspot.com
2 -Mở chức năng post qua email của blogspot -> setting->email & mobile -> posting options.
3 -Email posting address. điền địa chỉ email bí mật vào ,click chọn Publish emails immediately - xong rồi save setting . xem thêm
*bonus- Thông thường RSS hay Feed chỉ lấy title và giới thiệu chút ít của nội dung để lấy toàn bộ nội dung của trang web ta sẽ cần thông qua pipes của yahoo lấy full post .
Xong .
A -config Trên blogspot :
1 -Tạo 1 blog trên blogspot.com
2 -Mở chức năng post qua email của blogspot -> setting->email & mobile -> posting options.
3 -Email posting address. điền địa chỉ email bí mật vào ,click chọn Publish emails immediately - xong rồi save setting . xem thêm
B- lấy nội dung :
*bonus- Thông thường RSS hay Feed chỉ lấy title và giới thiệu chút ít của nội dung để lấy toàn bộ nội dung của trang web ta sẽ cần thông qua pipes của yahoo lấy full post .
C -đến phần chuyển nội dung :
4.-vào trang web http://www.feedmyinbox.com/ điền Rss hay feed cần lấy .
Xong .
Hầu hết tất cả các site Joomla đều sử dụng chỉ một template cho tất cả các trang. Nhưng Joomla hỗ trợ chức năng sử dụng nhiều template trong cùng một site. Bạn có thể làm theo các bước sau đây để sử dụng nhiều template trong cùng một website
- Bạn vào Extension->Install/Uninstall upload những template bạn cần sử dụng. Sau khi cài đặt thành công bạn có thể gán template cho trang web, menu và components mà bạn bạn muốn sử dụng khác templates
- Bạn có thể gán những templates khác nhau cho những menu khác nhau. Bạn click vào Extensions->Template Manager, chọn template mà bạn muốn gán cho một trang (menu item) riêng biệt. Sau khi bạn đã chọn xong template, trên phía bên trái của màn hình, bạn sẽ nhìn thấy Menu Assignment. Bạn chọn Select from List, và sau đó chọn những menu, trang nào bạn muốn có template khác với template mặc định.
- Bạn vào Extension->Install/Uninstall upload những template bạn cần sử dụng. Sau khi cài đặt thành công bạn có thể gán template cho trang web, menu và components mà bạn bạn muốn sử dụng khác templates
- Bạn có thể gán những templates khác nhau cho những menu khác nhau. Bạn click vào Extensions->Template Manager, chọn template mà bạn muốn gán cho một trang (menu item) riêng biệt. Sau khi bạn đã chọn xong template, trên phía bên trái của màn hình, bạn sẽ nhìn thấy Menu Assignment. Bạn chọn Select from List, và sau đó chọn những menu, trang nào bạn muốn có template khác với template mặc định.
Cuối cùng bạn bấm Apply hoặc bấm vào Save.
Lưu trữ Blog
-
▼
2011
(73)
-
▼
tháng 9
(26)
- Cách Chữa Bệnh đau Dây Thần Kinh Tọa
- Quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến
- Thoát vị đĩa đệm và những hậu quả khó lường
- Đau dây thần kinh toạ
- Kéo giãn cột sống
- Chữa đau dây thần kinh tọa
- Bạn đang xem kênh TH HTV9
- Bạn đang xem kênh TH HTV7
- Bạn đang xem kênh TH VTV1
- Bạn đang xem kênh TH VTV3
- Bạn đang xem kênh TH BTV2
- Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
- Ngăn ngừa chứng đau thần kinh tọa
- Bạn đang xem kênh TH DN1
- Bạn đang xem kênh THVL2
- Bạn đang xem kênh THVL1
- Bạn đang xem kênh TH VTC1
- Bạn đang xem kênh TH VTC2
- Bạn đang xem kênh TH Long An
- Bạn đang xem kênh TH SCTV9
- Bạn đang xem kênh TH SCTV2
- Bạn đang xem kênh TH SCTV1
- Thoát vị đĩa đệm cột sống: Xuất viện một ngày sau mổ
- Hướng dẫn sử dụng lệnh find trong Linux
- autoblog = auto post + blogspot - tự động lấy bài ...
- Nhiều template trong cùng site trong JoomlaHầu hế...
-
▼
tháng 9
(26)